8 mùi cơ thể bất thường cảnh báo bệnh tật mà bạn không nên bỏ qua

Mùi cơ thể có thể là dấu hiệu bệnh tật mà cơ thể cảnh báo đến bạn. 8 mùi cơ thể bất thường cảnh báo bệnh tật mà bạn không nên bỏ qua dưới đây:

  1. Nước tiểu có mùi hôi nặng

Mùi của nước tiểu ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và tình trạng bệnh lý. Ở phụ nữ, khi vùng âm đạo và nước tiểu bốc ra mùi hôi khó chịu, tanh và chua thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh Chlamydia (bệnh lây nhiễm qua đường tình dục). Ngoài ra, điều này cũng có thể xảy ra với những người bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nguyên nhân gây ra vấn đề nước tiểu có mùi hôi còn tới từ việc cơ thể mất nước, viêm âm đạo vi khuẩn hoặc các sản phẩm thuốc và chất bổ sung.

2. Phân nặng mùi

Nếu khi bạn đi nặng mà phân có mùi quá hôi thối, bạn xì hơi thường xuyên hơn thì đó có thể là dấu hiệu của chứng không dung nạp đường lactose trong sữa động vật. Cơ thể ai xảy ra tình trạng này thường không thể sản xuất đủ enzyme manase cần thiết giúp tiêu hóa lactose.

Lượng lactose không được tiêu hóa xâm nhập vào ruột già và bị lên men bởi vi khuẩn. Đây là nguyên nhân khiến phân của bạn nặng mùi hơn.

3. Hôi chân

Bàn chân tập trung tới hơn 250.000 tuyến mồ hôi dày đặc cùng rất nhiều vi khuẩn. Rất nhiều người trở về nhà với mùi tất thối, mùi chân thối sau một ngày dài làm việc và đi lại bên ngoài.

Mùi hôi này ở chân có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm nấm, gây nên các biểu hiện như đỏ, phồng rộp, nóng rát, ngứa, khô, bong vảy quanh ngón chân hoặc bàn chân,…

4. Hôi miệng

Mùi hôi miệng là một triệu chứng điển hình của chứng trào ngược axit dạ dày – thực quản. Hiện tượng trào ngược xảy ra khi axit trong bao tử chảy ngược lên thực quản, khiến hơi thở nặng mùi và vùng ngực cảm thấy nóng rát. Tình trạng hôi miệng này có thể hạn chế khi bạn kiểm soát được chứng trào ngược axit.

5. Hơi thở có mùi trái cây

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết hơi thở có mùi trái cây là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Cơ thể người bệnh đái tháo đường sẽ bắt đầu phân hủy axit béo thành nhiên liệu, khi nó không thể sản xuất đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

Tình trạng này gây tích tụ axit trong máu gọi là ceton. Khi nồng độ ceton trong máu quá nhiều, hơi thở sẽ có mùi như axeton – một mùi hương giống trái cây (tương tự mùi nước tẩy sơn móng tay). Nếu nhận thấy hơi thở có mùi này, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để biết mình có bị tiểu đường không và có cách chữa trị kịp thời. Tham khảo sản phẩm Ở ĐÂY

6. Mùi hôi ở mũi

Mũi có mùi hôi là một trong những dấu hiệu mắc bệnh viêm xoang mãn tính. Bên cạnh đó, điều này cũng xảy ra khi bạn gặp các vấn đề sức khỏe về mũi như: Polyp mũi (ung thư mũi xoang), hội chứng chảy dịch mũi sau, viêm tiền đình mũi, các vấn đề liên quan răng miệng hoặc bị nhiễm trùng xoang nghiêm trọng. Tham khảo sản phẩm Xoang ở đây

7. Mồ hôi có mùi khó chịu

Mồ hôi ở cơ thể con người bản chất không có mùi. Nguyên nhân khiến chúng có mùi khó chịu là bởi vi khuẩn nhân lên nhanh chóng khi mồ hôi tiết ra và phân hủy mồ hôi thành axit cuối cùng. Bạn có thể gặp phải tình trạng này vì đã tiêu thụ những thực phẩm giàu lưu huỳnh như hành, tỏi, các loại rau họ cải,…

Việc bị căng thẳng tinh thần quá mức cũng dễ khiến mồ hôi có mùi, vì khi đó tuyến mồ hôi đầu hủy (apocrine) phát ra một chất lỏng màu trắng hòa với vi khuẩn ở da gây mùi khó chịu.

8. Lỗ tai hôi bất thường

Ráy tai tích tụ lâu ngày trong lỗ tai, mọc các túi nang hoặc nhiễm trùng trong tai là những nguyên nhân dẫn đến mùi hôi ở vị trí này. Để giải quyết tình trạng, bạn cần xác định xem nguyên nhân hôi tai của mình thực sự là gì và tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.


Tóm lại, những mùi bất thường trên cơ thể nhiều khi là lời “cầu cứu” của cơ thể tới bạn. Vì vậy đừng ngại lắng nghe bản thân mỗi ngày, chăm sóc cơ thể và tìm tới các phương pháp điều trị càng sớm càng tốt nếu mắc phải một trong những bệnh ở trên bạn nhé.

 

Trả lời